Nở thạch cao và ứng dụng trong thi công lắp đặt trần thạch cao
Việc sử dụng trần thạch cao, vách ngăn thạch cao trong trang trí nội thất đang dần trở thành xu hướng. Bởi loại trần này có tính thẩm mỹ cao cũng như tạo độ sâu cho căn phòng của bạn. Ngoài ra, loại trần này còn có ưu điểm là chống cháy, chống thấm và chống ồn cực tốt.
Tuy nhiên, thạch cao lại có nhược điểm là quá mỏng, nên khó thi công đóng/gắn/ bắn vít vào thạch cao. Nếu làm không cẩn thận có thể dẫn đến nứt vỡ.
Chính vì vậy, trong quá trình thi công, những người thợ phải sử dụng đến một loại vật liệu để lắp đặt đó là “nở thạch cao”. Vậy vai trò của chi tiết cơ khí này trong lắp đặt trần nhà bằng thạch cao như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!
Nở thạch cao và ứng dụng trong thi công lắp đặt trần thạch cao
Tìm hiểu về nở thạch cao
- Vít nở thạch cao được sản xuất với các đường kính như 3.5, 3.9, 4.2, 4.8 mm và chiều dài từ 15 – 60 mm.
- Vít nở thạch cao thường sẽ được sản xuất có đầu bằng, trên đầu vít có kiểu bắt vít kiểu philippe. Ở đầu mũi, vít nở được thiết kế dạng đầu nhọn để người dùng có thể khoan vào tường thạch cao một cách dễ dàng và nhanh chóng.
- Vì chất liệu của tấm thạch cao không được cứng nên để tấm thạch cao này được cố định vào khung xương thép bằng vít thông thường là điều không thể mà bắt buộc phải cố định bằng vít thạch cao.
Có thể bạn quan tâm:
Cung cấp vít bắn tôn mạ kẽm nhúng nóng uy tín tại Hà Nội
Vì sao nên sử dụng vít bắn tôn inox trong thi công lợp mái nhà?
Do, thạch cao không giống với tường gạch, nên việc thi công cũng cần phải lưu ý những điểm sau đây:
Trần thạch cao đang rất được ưa chuộng hiện nay
Hướng dẫn thi công vít nở thạch cao đúng cách
Không như các loại vít thông thường , khi bạn sử dụng vít nở thạch cao, bạn cần phải đặc biệt lưu ý cách bắt vít lên tấm thạch cao. Để sử dụng hiệu quả bạn cần tiến hành theo các bước sau:
Đầu tiên bạn cần vặn vít theo chiều kim đồng hồ để có thể xuyên thủng bề mặt trần thạch cao. Sau đó dùng cán tuốc nơ vít gỗ vít sâu vào bên trong trần thạch cao đến khi nào nhận thấy phần răng cố định của vít cắm sâu vào bề mặt trần, để có thể giữ cố định phần nở của vít.
Khi đó, phần nở bên ngoài sẽ cố định tấm thạch cao. Nếu chưa thấy chắc chắn bạn tiếp tục vặn vít theo chiều kim đồng hồ, phần nở sẽ co lại và xòe ra ở phía sau bề mặt trần thạch cao cho đến khi nở thạch cao xòe hết.
Cuối cùng, vặn vít theo chiều ngược lại để tháo ốc ra khỏi nở.
Trên đây là bài viết về nở thạch cao. Cảm ơn cá bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này của chúng tôi. Noài ra, nếu có bất kì thắc mắc nào thì bạn có thể truy cập vào website: cokhibaokim.com để được hỗ trợ tư vấn.