Tổng hợp các loại bu lông thường dùng và cách phân loại chúng

  30/05/2018

Bu lông (ốc vít) được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực cơ khí, lắp ráp... Vì thế chúng có nhiều loại và kích thước khác nhau tùy thuộc vào mục đích hay điều kiện làm việc.

Xem thêm: 

- Chỗ đứng cho thị trường ốc vít made in Việt Nam 

- Doanh nghiệp Việt đã làm được ốc vít chưa? 

 

1. Phân loại bulong theo chức năng làm việc

Dựa trên mục đích sử dụng thì bu lông được chia thành 2 loại chính: bu lông liên kếtbu lông kết cấu. Cách phân loại này ảnh hưởng trực tiếp đến cấp bền, hình dáng và kích thước bu lông.

- Bu lông liên kết: là loại bu lông có chức năng liên kết các chi tiết với nhau, trong đó lực chịu tải chính là lực dọc trục, lực cắt không giữ vai trò quyết định. Loại này được sử dụng chủ yếu trong các kết cấu tĩnh, ít chịu tải trọng động, các chi tiết máy cố định.
phân loại bu lông 1
- Bu lông kết cấu: được sử dụng trong các chi tiết thường xuyên chịu tải trọng động như kết cấu khung, dầm, các chi tiết máy lớn mà các bộ phận liên kết vừa chịu tải trọng dọc trục vừa chịu cắt.

2. Phân loại bulong  theo vật liệu chế tạo

Theo vật liệu chế tạo thì bu lông được chia làm 3 loại:

- Bu lông chế tạo từ thép cacbon thường, thép hợp kim: gồm 2 loại nhỏ
Bu lông qua xử lý nhiệt: Bu lông cường độ cao cấp bền 8.8; 10.9; 12.9. Bu lông loại này được sản xuất bằng vật liệu thép hợp kim có cấp bền tương đương hoặc vật liệu có cấp bền thấp hơn rồi sau đó thông qua xử lý nhiệt luyện để đạt cấp bền sản phẩm theo yêu cầu.

- Bu lông không qua xử lý nhiệt: chủ yếu là bu lông thường hoặc các bu lông có cường độ thấp. Bu lông loại này được sản xuất từ vật liệu thép có cơ tính tương đương và sau khi gia công, bu lông không cần xử lý nhiệt. Bu lông cấp bền 4.8; 5.6; 6.6.

- Bu lông được chế tạo từ thép không gỉ hay bu lông Inox: Thông thường, người ta sử dụng vật liệu INOX 201, INOX 304, INOX 316, INOX 316L để sản xuất. Đây là loại bu lông có khả năng chống ăn mòn hóa học hay ăn mòn điện hóa từ môi trường.

- Bu lông được chế tạo từ các kim loại màu, hợp kim màu: Đồng, nhôm, kẽm. Loại bu lông này được sản xuất từ chủ yểu để đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp đặc thù: ngành điện, chế tạo máy bay, sản xuất và xử lý nước…

3. Phân loại bulong theo phương pháp chế tạo và độ chính xác gia công

Được chia làm 3 loại
- Bu lông thô: được chế tạo từ thép tròn, đầu bu lông được dập nguội hoặc dập nóng hoặc rèn, phần ren được tiện hoặc cán. Do sản xuất thủ công nên độ chính xác kém, được dùng trong các chi tiết liên kế không quan trọng hoặc trong các kết cấu bằng gỗ.
phân loại bu lông 7
- Bu lông nửa tinh: được chế tạo tương tự bu lông thô nhưng được gia công thêm phần đầu bu lông và các bề mặt trên mũ để loại bỏ bavia.
- Bu lông tinh: được chế tạo cơ khí, với độ chính xác cao, bu lông loại này được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp.

Trên thực tế, còn có loại bu lông siêu tinh, đây là loại bu lông được sản xuất đặc biệt có yêu cầu khắt khe về độ chính xác gia công, chúng được sử dụng trong các mối liên kết đặc biệt, có dung sai lắp ghép nhỏ, các ngành cơ khí chính xác.

4. Phân loại bulong theo hình thức bảo vệ chống ăn mòn

Căn cứ vào các hình thức mạ phủ bảo vệ có thể phân loại ra các hình thức như sau:
- Bu lông đen mộc: sản xuất ra nguyên bản như vật liệu thép ban đầu.
- Bu lông nhuộm đen: sau khi sản xuất được nhuộm đen nhờ một lớp oxi hoá trên bề mặt bu lông.
- Bu lông mạ kẽm điện phân, bu lông mạ kẽm nhúng nóng, bu lông mạ màu cầu vồng.
- Bu lông Inox (INOX 201, INOX 304, INOX 316, INOX 316L…).

5. Phân loại bulong theo lĩnh vực sử dụng

Theo cách phân loại này, bu lông được chia thành nhiều loại theo các ngành công nghiệp sản xuất khác nhau. Tuy nhiên thực tế bu lông ít được phân loại theo phương thức này.
- Bu lông sử dụng trong lĩnh vực xây dựng: công trình nhà, kết cấu không gian, cầu...
- Bu lông sử dụng cho các công trình đường sắt: bu lông cắt đứt, bu lông cấp bền cao…
- Bu lông sử dụng trong các công trình trên biển.
- Bu lông sử dụng cho lĩnh vực cơ khí, bu lông cho ô tô, xe máy.

Trên đây là tổng hợp các loại bulong thường dùng và cách phân loại chúng mà cơ khí bảo kim đã tổng hợp và chia sẻ lại. Mọi thông tin chi tiết thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ hotline: 02436610875 để được tư vấn hỗ trợ miễn phí trực tiếp. 

Bình luận

Tin tức mới Xem tất cả